Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Truyện ngắn: Thánh luộc

Thánh luc
Tác gi: HeyErin12 - Tofu st cà

Th loi: Hài hước, hiện đại 

Chương 1. Tu nghiệp

Ăn chẳng phải là nhu cầu của mỗi người sao? Câu này tuy có vẻ hơi nhàm nhưng nó vẫn đúng. Đặc biệt, nó lại quá đúng với một đứa tâm hồn ăn uống như tôi. Gia đình tôi không giống các gia đình khác cho lắm. Đây là nhận định riêng của tôi, mà thật ra tôi có biết gia đình khác như thế nào đâu nhưng chắc chắn vẫn có tí khác khác. Nhưng tôi vẫn tin câu:

“ mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”

Nghe thì không đến mức khổ sở vậy đâu. Nhưng cái sự nghiệp ăn của nhà tôi trắc trở lắm. Không phải nhà tôi nghèo mà lo mấy bữa không đủ. Cũng chẳng phải nhà tôi giàu nứt đố đổ vách mà ăn không hết. Vâng , phán một câu thì nhà tôi bình thường.

Nhà tôi cũng như các nhà khác trong thời đại bây giờ, bố mẹ bận rộn đi làm, con cái bận bịu học hành. Cơm nấu hai bữa, còn bữa sáng con cái, bố mẹ tự lo. Tất nhiên mẹ phải rút hầu bao thì con cái mới tự lo được. Bữa sáng đã được chính sách của mẹ tôi rút gọn, nhẹ nợ. Đơn giản là vì bữa sáng ai cũng muốn ngủ, đến một hai phút  báo thức chưa kêu  còn cố nhắm mắt ngủ thêm, tiếc từng phút, nữa là dậy sớm nấu ở nhà. Thật là vẽ vời, mà mua đồ ăn về cho cả nhà thì cũng không ổn. Vì theo như quan điểm của “Tiến sỹ “ mẹ thì:

-  Biết được chúng mày dậy lúc nào, mua về để lâu mất ngon. Tốt nhất cứ tự mua mà ăn, nóng hổi tận mồm.

Vậy là bữa sáng nhà tôi coi như xong. Nhưng bữa trưa hay bữa tối luôn là một áp lực cho những “đầu bếp” gia đình.

Sáng ra khỏi nhà, câu hỏi cửa miệng đầu tiên của những đứa con dành cho “ đầu bếp gia đình” mẹ:

-  Trưa này ăn gì?

Mẹ tôi là người bận rộn, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối đi làm. Ngày xưa mẹ tôi thường sáng đi tối về, cơm nước  ở nhà ông bà lo. Các con đi học tự túc. Bây giờ, con cái cũng lớn hơn, mẹ tôi vẫn bận như cũ, việc đi học của chúng tôi cũng bận hơn. Nhưng mẹ tôi bây giờ lại là đầu bếp gia đình. Nói vậy thôi, mẹ tôi ít nấu ăn lắm, nhưng một khi mẹ tôi ra tay thì thể nào hôm đấy cũng hết bay nồi cơm. Đáng tiếc anh em tôi không có số hưởng cho lắm, mẹ tôi bận nên chỉ thỉnh thoảng mới làm bữa thịnh soạn như vịt om sấu,  cá kho ( nghe tầm thường nhưng mẹ tôi có công thức riêng), gà tẩm mật ong, cánh gà chiên giòn, hay canh gà hầm….. Còn lại đa số đều là nhân viên mẹ tôi đến đun. Mà khẩu vị của người trong nhà khác người ngoài, nên mấy năm anh em tôi sống trong cảnh mất khẩu vị bữa cơm nếu nhân viên mẹ tôi nấu.

Sau khoảng mấy năm như vậy thì công việc mẹ tôi đã đỡ hơn, “ đầu bếp mẹ” lại tiếp tục vào bếp. Ăn mãi mấy món giàu chất đạm thì quả là không tốt cho sức khỏe lắm mà ai cũng tăng cân vù vù, sắp bán lợn được rồi. Mẹ tôi quyết định phải có thêm hai đĩa rau luộc vào mỗi bữa cơm ( thông cảm nhà đông con). Xong, công cuộc thuần hóa bắt đầu. Mẹ tôi luôn nhắc:

-  Ăn uống lành mạnh đi các con.

Đứa nào ăn kem hay uống coca là mẹ tôi lại mắng cho:

-  Toàn ăn đường hóa học vào người thôi chứ bổ béo gì.

Nói thật, ai mà cũng nhận định được như mẹ tôi thì mấy cái hàng kem với nước ngọt phá sản lâu rồi.

Quay trở lại với bữa cơm gia đình, ngoài các món chiên, xào ra, chúng tôi chăm chỉ ăn rau luộc.

Một thời gian trôi qua, khi mà đã quen mặt cả cái chợ rồi thì việc ăn uống lại trở nên khó khăn hơn. Hằng ngày mẹ tôi luôn phải đắn đo mua gì, ăn gì. Xem thời sự nhiều quá thì chẳng dám ăn gì luôn. Và sau khi xem thời sự nhiều quá thì anh em tôi lại chẳng có món ngon gì bỏ vào mồm.

Sự thật là thế này, buổi trưa đi học về, chạy vào bếp , hỏi mẹ:

-  Trưa nay mẹ cho Ún ăn gì?

Mẹ tôi quay ra cười hiền từ và giọng nói y như mấy bác sĩ nói dối trẻ con là tiêm không đau đâu ý, mẹ bảo:

-  Hôm nay ăn thịt luộc, rau luộc cho thanh đạm.

Thế là giấc mơ “ăn tiệc” ở nhà của tôi đã bị vỡ mộng.

Mấy ngày hôm sau, sáng hỏi:

-  Trưa ăn gì hả mẹ?

Mẹ tôi bí hiểm trả lời:

-  Yên tâm, về là có cơm dẻo canh ngọt mẹ phần đợi nhà.

Úi giời nghe sướng lắm. Học hành vất vả, chưa được về thì bụng đã đói meo, có cơm phần nhà là nhất rồi.

Trưa về nhà vẫn câu hỏi, cái giọng vẫn nũng nịu kéo dài đó hỏi mẹ:

-  Hôm nay mẹ cho Ún ăn gì?

Lần này thì khác rồi, mẹ tôi mặt mày nghiêm trọng:

-   Báo cho con một tin nhớ, mẹ hôm nay xem TV rồi người ta bảo ăn chất đạm, với đồ chiên, xào nấu nhiều quá là bị ung thư đấy. Thế nên mẹ đã làm bữa cơm hết sức tốt cho sức khỏe cho con ăn. Mau ngồi vào bàn mẹ xới cơm cho. 

Ngồi vào bàn thì lại thịt luộc, rau luộc. Chán nhưng đói vẫn phải ăn. Tôi nghĩ ăn mấy bữa luộc cũng không sao hết.

Mấy tuần sau nữa, sau khi trường ăn đồ luộc, tôi bắt đầu thấy chán. Cả nhà bắt đầu thấy chán mới đúng. Ra khỏi cửa không còn câu cửa miệng là “ trưa nay ăn gì” mà thay vào là “ không ăn đồ luộc nữa đâu”. Mẹ  tôi cũng cười cười, gật gật.

Trưa về vẫn háo hức, mở lồng bàn vẫn rau luộc, thịt luộc. Ôi trời, ác mộng của nhà tôi khi nào mới hết. Mẹ tôi gọi ăn cơm, tôi giận dỗi không ăn, nhất định phải làm một cuộc cải cách.

Mẹ tôi mặt nghiêm trọng hỏi:

-  Sao không ăn, mọi khi đánh bay hai bát cơm mẹ không phải dỗ câu nào, hôm nay vấn đề gì?

Tôi phụng phịu nói:

-   Con không ăn đồ luộc nữa đâu, chán lắm.

Mẹ tôi hiểu ra vấn đề, lại cái giọng cưng chiều thủ thỉ với tôi:

-  Con có biết là mẹ vất vả lắm không, sáng đi làm, trưa căn giờ về nấu cơm, mẹ lúc nào cũng vội nấu cơm sớm cho con về chỉ việc ăn, vậy bây giờ con phũ phàng với công lao của mẹ thế à ?

Hết lần này đến lần khác mẹ tôi đều có cách để thuyết phục chúng tôi ăn. Nào là da đẹp nhé ( con gái mà cứ thấy đẹp cho mình là ăn), nào là tốt cho đường ruột ( tâm hồn ăn uống cao quá, đường ruột mà hỏng thì có phải tiêu luôn sự nghiệp ăn uống không)….

Thế là đứa con ngoan như  tôi cảm thấy tội lỗi với công lao của mẹ, con cừu non đã bị mắc bẫy, lại lon ton đi ăn đồ luộc thanh đạm. Nói thế này thì thật oan cho mẹ tôi, thỉnh thoảng nhà tôi vẫn ăn đồ chiên rán, mỗi bữa một món chiên hoặc xào, còn lại hai món luộc. Thấy nản luôn.

Năm tháng ăn đồ luộc vẫn tiếp tục. Mà còn có bước phát triển mới, hôm đó mẹ tôi thông báo:

-  Này nhơ, mẹ hỏi bác sĩ rồi, bác sĩ bảo bây giờ không có loại rau nào là không phun thuốc sâu với tăng trưởng đâu. Ăn bí đao là lành nhất. Tóm lại kể từ ngày hôm nay nhà mình ăn bí luộc.

Thế là cuộc cải cách mới bắt đầu, hằng ngày tôi thấy mẹ vác về một quả bí đao vừa dài vừa to, thế là ăn được mấy bữa, mẹ tôi không phải đi chợ nhiều. Bữa cơm nhà tôi sẽ là bí luôc, thịt luộc và có thêm một đĩa trứng chiên. Cũng kiểu ăn cơm ba món giống nhà giàu ngày xưa như mẹ tôi thường kể.

Lại một khoảng thời gian tiếp theo nhà tôi ăn đồ luộc mà còn trường bí nữa. ( tức ngày nào cũng ăn bí, không bữa nào bỏ). Việc ăn uống của nhà tôi trở nên gọn gàng, nhẹ nợ. Đến mức, chỉ cần gọi điện thoại là tự khắc có người mang bí, mang thịt từ chợ đến nhà cho. (Kiểu dịch vụ giao hàng tận nhà ý.)

Có mấy lần chủ nhật ở nhà, thấy mẹ tôi nấu nướng, phải nói là mẹ tôi cực cao tay. Làm món luộc đạt đến mức cao siêu. Ví dụ như luộc rau không cần ăn thử, nhìn là biết chín hay chưa. Chắc tu luyện nhiều năm món luộc nên mẹ tôi đã tu thành chín quả, đạt mức cao thâm rồi.

Thời gian vẫn trôi qua, chắc mấy năm mất, nhà tôi thỉnh thoảng cũng ra ngoài ăn tiệm, tiệc tùng ở nhà vài lần khi có khách, còn lại mẹ tôi vẫn cho ăn đồ luộc, da ai cũng đẹp, còn giảm được cân. Cuối cùng, mẹ tôi được Hội đồng gia đình mấy người nhà tôi xét duyệt phong cho là “ Thánh luộc”.

Chương 2. Có truyền nhân.
Khi cả mấy anh em đả đảo món luộc thì mẹ tôi bảo:

-   Mẹ trồng rau ở quê rồi, từ bây giờ cứ rau ở quê cho đảm bảo .

Sướng lắm, đất vườn ở quê rộng, trồng có mà tha hồ rau ăn. Sau một tuần, nhà tôi có rau ăn. Món rau luộc nay được đổi thành món rau nấu nhưng thịt thì vẫn luộc. Cũng có thể coi là đổi món. Ngoài một số loại rau khác thì có thể nói rau lang đầy vườn, mấy ngày mẹ tôi lấy về  một lần, nhà tôi lại trường rau lang, mà chán một cái, cứ than thở là mẹ tôi lại bảo:

-  Các con có biết rau lang ngoài nhà hàng năm sao hẳn hoi bán bao nhiêu tiền một đĩa không, món ăn dân dã nên đắt lắm, hơn trăm nghìn mới được một đĩa bé tí chứ không được to như nhà mình đâu.

Tôi nghĩ sao nhà tôi không mở nhà hàng chuyên rau lang đi, giá rẻ bất  ngờ. Tôi đảm bảo mấy cái nhà hàng bán đắt đỏ kia sẽ bị sập tiệm.

Năm tháng trôi qua, về nhà càu nhàu bữa ăn thì mẹ tôi hết lý rồi. Mẹ tôi bây giờ “băng cũ”, lúc nào cũng bảo:

-  Bây giờ khẩu vị mỗi người mỗi khác, các con muốn ăn gì thì tự đun chứ mẹ theo làm sao được. Thế là nhẹ nhất.

Y như lời mẹ tôi nói, chúng tôi lớn rồi phải tự nấu cơm thôi. Vì ghét đi chợ, sợ người ta bán đắt mà còn không biết chọn nên hằng ngày mẹ tôi đi chợ và chị em tôi nấu cơm. Muốn làm món ngon nhưng mẹ tôi lúc nào đi chợ cũng chẳng bao giờ mua kèm gia vị gì cả. Lúc nào mẹ tôi cũng xách 1 bên túi thịt, một bên là một quả bí hay một quả bầu hay mướp vì theo mẹ tôi đó là những thứ không phun thuốc.

Việc nấu cơm chuyển nhượng cho chị em tôi, mà có làm thì mới biết cực, hôm nào cũng tất bật nấu cơm, sáng dậy là lo trưa ăn gì. Mở tủ lạnh ra thì cũng chỉ có thịt vơi rau. Hết thịt rán, thịt kho, thịt ram, hết chẳng biết làm gì ngoài luộc cả. Vậy là chúng tôi lại quyết định luộc thịt, luộc rau. Đúng là nhẹ nợ thật đấy. Chăm thì bắc hai nồi nước, xong làm gì thì làm, xong thì chờ chín là xong, chẳng phải lo gia vị quá tay hay đảo đảo thế nào. Nếu lười thì bỏ chung thịt rau một nồi, vậy là rửa bát cũng đỡ được mấy cái.

Cái sự nghiệp “ đầu bếp gia đình” mẹ tôi truyền cho chị em tôi cũng có vẻ không tiến triển lắm. Vậy là tôi yêu cầu mẹ tôi đổi món, không ăn bầu, bí gì nữa, mẹ tôi đồng ý ngay.

Mẹ tôi bảo:

-  Ăn nhiều bầu, bí quá cũng chán, cái gì nhiều cũng không tốt, mai mẹ đổi rau khác.

Lời nói của mẹ sao mà dễ nghe thế, cứ như rót mật vậy, lại sắp có công cuộc đổi món rồi. Hôm sau, không phải bầu hay bí nữa mà thay vào là một cái cải bắp rất to, ăn mấy ngày mới hết. Thịt rau lúc nào cũng đề huề trong tủ lạnh nhưng lại chẳng biết đun gì ngoài luộc.

Vậy là tôi ngẫm ra mội điều: cái gì cũng có lý do của nó cả, những gì ở chị em tôi đều có lý do di truyền.

P/s:  Câu chuyện chỉ mang tính chất cho vui thôi, mong các bạn đừng phụ công những bữa cơm mà người nhà đã đổ mồ hôi, tâm huyết nấu cho mình. Đừng giận dỗi, chán ngán, hãy ăn nó vui vẻ, mà nếu có không ăn được ý thì bạn thử vào bếp mà nấu đi, cực đấy.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét